Ứng phó với nhà Liêu Lưu_Tri_Viễn

Liêu Thái Tông tự xưng hoàng đế Trung Quốc, phần lớn các tiết độ sứ Hậu Tấn đều đến Khai Phong xưng thần với ông ta, trừ có Sử Khuông Uy, Tiết độ sứ Chương Nghĩa[41]Hà Trọng Kiến, Tiết độ sứ Hùng Vũ[42], hai người này giết sứ giả Khiết Đan và xưng thần với Hậu Thục. Về phía Lưu Tri Viễn, ông cho tăng cường phòng thủ ở Hà Đông và sai cận thần Vương Tuấn đến dâng biểu xin quy phục triều Liêu, trong biểu chương có ba nội dung chính. Thứ nhất, ông chúc mừng Thái Tông hoàng đế vào được Khai Phong. Thứ hai, ông xin được phép ở lại Thái Nguyên chứ không vào chầu vì Thái Nguyên là vùng đất có sự pha trộn giữa người Hán và người Man, tình hình phức tạp. Thứ ba, ông nói sẽ dâng đồ triều cống lên hoàng đế nhưng vì tướng Liêu là Lưu Cửu cứ đóng quân ngoài thành khiến dân chúng bực bội, nếu Cửu mà rút quân thì ông sẽ lập tức cống nạp.[2]

Đáp lại, Thái Tông hoàng đế viết thư ca ngợi ông, trong thư gọi ông là "con". Ông ta cũng hạ lệnh ban cho ông một cây roi (thứ này Liêu Thái Tông trước kia chỉ ban cho một người là hoàng thúc Da Luật An Đoan). Sau đó, Tri Viễn gửi phó sứ Thái Nguyên Bạch Văn Kha đến Khai Phong cống nạp một chú ngựa quý. Tuy nhiên, vua Thái Tông nhận thấy rằng Tri Viễn vẫn đang xem xét thế cục và không muốn thần phục Liêu, nên hạ lệnh cho Văn Kha trở về nhắn với ông rằng, "Nhà người trước không giúp Nam triều (Hậu Tấn), nay cũng không giúp Bắc triều (Liêu). Nhà người có ý gì?" Quách Uy cho là không nên thần phục Liêu, biện giải rằng, "Bọn Man rất ghét chúng ta. Như Vương Tuấn báo lại, người Khiết Đan tham tàn độc ác, làm sao mà ở lại Trung Quốc lâu được." Ngoài ra còn có nhiều người khuyên ông nên lập tức nổi dậy chống Liêu, nhưng ông từ chối:[2]

Đôi khi dùng quân phải thần tốc, nhưng đôi lúc cũng phải từ từ, dựa theo thời thế mà hành động. Gần đây, bọn Khiết Đan mới đánh bại 10 vạn quân Tấn, chiếm giữ kinh thành, khí thế như hổ đói. Nếu chưa có biến cố gì, thì không thể hành động đột ngột? Ta thấy rằng bọn chúng chỉ muốn có vàng bạc gấm vóc mà thôi. Khi bọn chúng thỏa mãn rồi thì tự sẽ lui về phương bắc. Bây giờ ta đợi chúng rời đi, rồi xua quân chiếm lấy lãnh thổ. Đó mới là thượng sách.

Tuy nhiên, khi Trương Tòng Tân, khi đó đang là Tiết độ sứ Chiêu Nghĩa[43], có lãnh địa ở gần Lạc Dương, theo lệnh từ triều Liêu, muốn đi tới Khai Phong để làm lễ phiên thần với Thái Tông, mà cũng âm thầm qua lại với Hà Đông. Ông viết thư cho Tòng Tân rằng, "Tôi chỉ là một trấn nhỏ, làm sao mà dám kháng lại đại quốc? Quân hầu nên đi trước, tôi sẽ theo sau." Tòng Tân do đó đến Khai Phong. Cùng lúc đó, Cao Tòng Hối, quốc vương Kinh Nam sai sứ đến triều cống cho triều Liêu, nhưng cũng bí mật gửi thư khuyến tiến cho Lưu Tri Viễn.[2]

Khi ông nhận được tin Hà Trọng Kiến đã hàng Thục và than rằng vì Trung Nguyên không có chủ nên phải đầu hàng, các cố vấn khuyên ông nên tự lập làm vua, nhưng ông do dự. Nghe được tin Liêu Thái Tông đã đưa Thạch Trọng Quý đến sâu trong lãnh thổ Liêu, ông tuyên bố sẽ đưa quân chặng đánh đội hộ tống và rước Tấn đế vào Thái Nguyên. Tuy nhiên, Quách UyDương Bân, lập luận với ông rằng bấy giờ lòng người ông yên, mà nếu ông tiếp tục ngần ngại e là sẽ tạo cơ hội cho kẻ khác. Ông đồng tình, vào ngày 10 tháng 3 thì tự xưng hoàng đế, nhưng chưa đổi quốc hiệu, vẫn dùng niên hiệu Thiên Phúc của Hậu Tấn Cao Tổ[1][2]